Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

CHUYỂN NHƯỢNG CÔNG THỨC PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP

CÔNG NHẬN LƯU HÀNH LẠI VỚI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHƯỢNG 
PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ - CP
--------------------
       Căn cứ điều 11 nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

1. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ: 
  1. Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
  2. Bản chính Quyết định công nhận đã được cấp 
  3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);
  4. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);
  5. Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP
2. THỦ TỤC: 
  1. Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:  Cục BVTV, Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  2. Qua cổng thông tin điện tử: qlpb.bvtv@mard.gov.vn
      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
       Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.
       Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
       Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành theo thời hạn của Quyết định đã cấp.

Quý khách hàng có nhu cần thay đổi thông tin trên công nhận lưu hành, hoặc chuyển nhượng công thức phân bón nếu có thắc mắc hay liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn


Quý khách hàng cần hỗ trợ về chứng nhận hơp quy, công bố hợp quy, hoặc chứng nhận hệ thống. 
Hãy liên hệ với chúng tôi.


Ms.Tú Diệp
Hotline: 0905 707 389
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
-----
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
     Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng có phần tinh vi. 
Theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng năm ngành trồng trọt Việt Nam có nhu cầu sử dụng hơn 11 triệu tấn phân bón và hơn 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa sản xuất được hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật, nên nguồn này phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
Việc sản xuất hàng giả, nhái ngày càng tinh vi hơn làm cho người dân khó nhận biết đâu là hàng thật, hàng giả.
Năm 2017, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật từ nước ngoài; về phân bón, ngoài 735 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động còn có 200 hồ sơ đang đề nghị cấp giấy chứng nhận. Việc có nhiều công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này là điều kiện làm cho thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng luôn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước.
ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, một năm canh tác tới 3 vụ lúa; bên cạnh đó là việc trồng rau màu quanh năm và hàng trăm ngàn ha vườn cây ăn trái... do đó, hàng năm cần một lượng phân bón rất lớn, nên vấn đề phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng luôn là nỗi lo thường trực của nông dân nơi đây. Bởi khi sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng người nông dân vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng đến cây trồng...
Thực tế trong thời gian qua, tình hình sản xuất, buôn bán gian lận và hàng giả trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn diễn biến rất phức tạp và ngày càng tinh vi hơn.
Do lợi nhuận từ hàng giả, hàng nhái rất lớn, nên một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, lợi dụng thị trường rộng lớn của các mặt hàng này, lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý ham giá rẻ của người dân... đã đưa ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn (trích khấu, cho nợ gối đầu)...tung ra nhiều "chiêu trò" đánh lừa người tiêu dùng nhằm buôn bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trục lợi bất chính; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, sức khỏe nhân dân và cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ngành chức năng, ngoài nguyên nhân người tiêu dùng thiếu thông tin về lĩnh vực này, thì còn một số nguyên nhân làm cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại như thời gian qua. Đó là việc bất cập trong cấp phép, việc quản lý các quy chuẩn hợp quy do nhiều cơ quan quản lý nhưng không ai chịu trách nhiệm chính; nhiều bộ, ngành, địa phương tham gia nhưng công tác phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ...
Theo số liệu từ Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 4 tháng đầu năm nay, các địa phương và lực lượng chức năng trên cả nước chỉ mới rà soát, thanh tra, kiểm tra được khoảng 1.400 vụ, tiến hành xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử phạt hành chính hơn 2,7 tỷ đồng. Đây chỉ là con số khá thấp so với thực tế.
Ông Nguyễn Văn Sanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Chánh Văn phòng Thường trực ban chỉ đạo 389 thành phố Cần Thơ cho biết, khó khăn là khi lấy mẫu và có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan chức năng chưa có thẩm quyền giữ mẫu. Thời gian kiểm nghiệm mẫu thì kéo dài, kết quả trả mẫu chậm.

Khi có kết quả lấy mẫu thì lượng hàng hoá đã đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường... Hoặc lấy mẫu phân bón lần thứ nhất không đạt. Doanh nghiệp khiếu nại yêu cầu thử mẫu lại lần hai thì đạt, nên chúng tôi không xử lý được", ông Nguyễn Văn Sanh cho biết.
Theo ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, để công tác phòng, chống, ngăn chặn đạt hiệu quả cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ.
Sau khi sử dụng thấy không hiệu quả, người dân mới biết là hàng giả, hàng nhái.
Các đơn vị chức năng có liên quan trong lĩnh vực này cần phối hợp rà soát, đánh giá những bất cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; quan tâm xem xét, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật chân chính; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tình hình thực tiễn; Chính phủ, các bộ, ngành chức năng có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón hữu cơ, khuyến khích nông dân đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc thuốc bảo vệ thực vật sinh học...
Để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, rất cần tuyên truyền rộng rãi đối với người dân về những sản phẩm đảm bảo yêu cầu, chất lượng, phân biệt được hàng kém chất lượng, hàng giả để người tiêu dùng phòng tránh", ông Đàm Thanh Thế nêu rõ.
Cùng với đó, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, buôn bán mặt hàng này; phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân để kịp thời phát hiện, lên án, tẩy chay các mặt hàng kém chất lượng./.
Phân bón sẽ được áp 5% thuế VAT Bộ Tài chính cho biết tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 Luật thuế, phân bón sẽ được chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất ưu đãi 5%.
Phạt đến 200 triệu đồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón -Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với tổ chức là 200 triệu đồng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Nhập khẩu phân bón, NĐ 108/2017/NĐ-CP


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Hiện nay, theo nghị định 108/2017/NĐ-CP có khá nhiều điểm mới đối với phân bón nhập khẩu. Vì vậy quý khách hàng cần lưu ý thực hiện đầy đủ thủ tục, chuẩn bị có công nhận lưu hành trước ngày 20/9/2018 để đảm bảo vấn đề nhập khẩu:

1.    Trước ngày 20/9/2018
- Các sản phẩm được tiến hành nhập khẩu bình thường bao gồm:
- Những sản phẩm có trong danh mục còn hiệu lực từ 2008 -2013 do BNNPTNT ban hành 
-Sản phẩm đã có tiếp nhận hợp quy sở công thương hoặc sở nông nghiệp  Các sản phẩm đã hoàn tất khảo nghiệm 

FFQuy trình:
a.      Tiến hành nhập khẩu phân bón
b.      Đăng kí kiểm tra nhà nước
c.      Chứng nhận hợp quy
d.      Công bố hợp quy
e.      Đưa sản phẩm ra thị trường

2.     Sau ngày 20/9/2018
- Sau ngày 20/9/2018, phân bón nhập khẩu về thương mại yêu cầu bắt buộc đã có quyết định công nhận lưu hành.
- Với sản phẩm mới, tất cả phải tiến hành khảo nghiệm ngoại trừ : Phân bón hữu cơ, Phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón đơn, phân bón phức hợp, và phân bón công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận.
- Tiến hành xin giấy phép nhập khẩu về khảo nghiệm
- Khảo nghiệm tại đơn vị được Cục BVTV công nhận
- Tất cả sản phẩm bắt buộc phải có công nhận lưu hành

FFQuy trình:
a.      Khảo nghiệm đối với phân bón mới
a.      Công nhận lưu hành
b.      Tiến hành nhập khẩu phân bón
c.      Đăng kí kiểm tra nhà nước
d.      Chứng nhận hợp quy
e.      Công bố hợp quy
f.       Đưa sản phẩm ra thị trường

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
Email: nghiepvu1@vietcert.org
Địa chỉ:
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3: Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​