Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

10 NỘI DUNG CHUYỂN TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

NHỮNG NỘI DUNG CÓ TÍNH KẾ THỪA QUAN TRỌNG NHẤT
TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202
VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN
-----------------
    Theo quy định điều 47 trong Nghị định 108/2017/NĐ -CP vừa được ban hành ngày 20/9/2017 vừa qua, một số nội dung, giấy tờ quan trọng sẽ được chuyển tiếp. Các đơn vị sản xuất phân bón nên nghiên cứu kỹ, để tiết kiệm chi phí trong việc xin công nhận, cũng như có hướng giải quyết nhanh chóng cho những thay đổi.


Điều 47. Quy định chuyển tiếp
1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.

6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.

13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.
----------------------------------

Cần tư vấn thêm về các vấn đề chuyển tiếp, hồ sơ xin chuyển tiếp, hay bất kỳ thông tin gì thêm vui lòng liên hệ: 
SĐT: 0903 541 599 - Ms Hiền
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com 






Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

NGHỊ ĐỊNH 108/ 2017 THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202


CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY - 0905327679 MS THỦY

Ngày 28/10/2015 ban hành Thông tư 36/2015/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh. Trong đó quy định các sản phẩm giấy bắt buộc làm hợp quy:
-         Khăn giấy.
-         Giấy tissue tiếp xúc với thực phẩm nhằm mục đích bao gói, chứa đựng và bảo quản thực phẩm.
-         Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, nhập khẩu, phân phối các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
QCVN 09:2015/BCT cũng quy định rõ trình tự, thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh. Việc đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy tuân thủ các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó, có 2 phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh: Đối với các sản phẩm được sản xuất, gia công tại các cơ sở có điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất ổn định áp dụng phương thức 5; đối với các sẩn phẩm nhập khẩu hoặc các cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện đánh giá theo phương thức 5 nêu trên thì áp dụng phương thức 7.
Các sản phẩm khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy và mang dấu CR trên sản phẩm.
Vietcert cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh phù hợp QCVN 09:2015/BCT.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Thủy - Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905 327 679


Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

YÊU CẦU TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định.
Yêu cầu về thực hiện quá trình sản xuất
- Phải xây dựng công thức phối chế thức ăn cho từng loại sản phẩm; phải kiểm tra, kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên để đảm bảo độ chính xác khối lượng nguyên liệu trước khi đi vào phối trộn.
- Việc sản xuất phải tuân theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh gây nhiễm chéo.
- Máy móc thiết bị phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
- Có sổ ghi chép toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.
Yêu cầu về sản phẩm
- Thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc được công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải kiểm tra chất lượng. Không được đưa ra thị trường các loại sản phẩm không đạt chất lượng.
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hoá phải có nhãn. Nội dung và quy cách bao bì, đóng gói, nhãn mác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hoá sản xuất theo hợp đồng hoặc hàng rời thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất xưởng kèm theo các thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Yêu cầu về hệ thống kiểm soát chất lượng
Cơ sơ sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn ISO và HACCP.
Yêu cầu người lao động
a) Người tham gia trực tiếp vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm.
- Được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động; được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
b) Những người mắc bệnh truyền nhiễm không được tham gia vào quy trình chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Yêu cầu về vệ sinh chung
- Cơ sở phải có người chịu trách nhiệm chính về công tác vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi; người làm việc trực tiếp tại cơ sở phải được hướng dẫn kiến thức về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi.
- Phải xây dựng chương trình và định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và thiết bị, dụng cụ; định kỳ tiến hành tổng vệ sinh, làm sạch các tạp chất bám trên sàn, trần và các thiết bị; không được để ứ đọng chất thải trong khu vực sản xuất.
- Chất tẩy rửa và khử trùng phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định hiện hành và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, 
- Có biện pháp kiểm soát côn trùng và động vật gây hại.
- Có đủ các thiết bị, hóa chất vật dụng cho vệ sinh cá nhân.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert  hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

- Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;
- Đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu tại Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006, Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN ngày 03/7/2007, Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Danh mục thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Đã qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm được công nhận của Hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập;
- Là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận bởi Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.


TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Địa điểm
- Cơ sở sản xuất phải được bố trí ở những địa điểm không bị ngập lụt, tách biệt và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Không nuôi động vật trong khuôn viên của nhà máy.
Thiết kế nhà máy:
- Phải phù hợp với yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất một chiều, tránh nhiễm chéo.
- Từng khu vực phải có đủ diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.
- Khu vực xử lý nguyên liệu dạng lỏng phải được thiết kế đảm bảo thoát ẩm, thoát mùi, dễ làm sạch và khử trùng.
- Khu xử lý nhiệt phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt và an toàn.
Yêu cầu về nhà xưởng
Vật liệu và kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng và an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:
- Tường, trần, nền, sàn, vách ngăn phải làm bằng vật liệu thích hợp dễ vệ sinh.  
- Sàn nhà xây dựng phải dễ thoát nước.
- Trần nhà và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế để có thể giảm sự bám bụi và ngưng nước.
- Cửa sổ, cửa ra vào phải đảm bảo thông thoáng, dễ làm vệ sinh, được thiết kế sao cho có thể hạn chế bụi bám .
Thiết bị dụng cụ
Trang thiết bị dụng cụ sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh và bảo dưỡng.
- Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng,
- Dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ.
- Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Khu vực sân bãi và đường đi nội bộ
- Sân bãi và đường đi phải có mặt bằng đủ rộng thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
- Mặt sân, đường đi phải có độ dốc hợp lý để không đọng nước và thuận tiện cho vệ sinh, khử trùng.
Hệ thống kho
- Diện tích kho phù hợp với yêu cầu sản xuất, thoáng mát, khô ráo đảm bảo thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm.
- Kho chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải tách riêng và phải cách biệt với chất dễ cháy nổ, các loại hoá chất độc hại và hạn chế sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm.
- Các loại nguyên liệu phải được bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để không bị ẩm mốc, mối mọt và hạn chế sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm.
- Đối với các chất phụ gia, premix và các loại thức ăn bổ sung khác phải được bảo quản trong những điều kiện đáp ứng yêu cầu đối với từng loại.
- kho (trừ trường hợp nền kho đã được thiết kế chống ẩm).
- Định kỳ phun trùng kho để ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc.
Hệ thống cung cấp điện, nước
- Phải có hệ thống cung cấp điện an toàn theo quy định hiện hành.
- Phải có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
Hệ thống xử lý chất thải
- Có hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, dễ cải tạo, dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho các vùng xung quanh; Nước thải trước khi đưa vào hệ thống chung phải đạt mức quy định về nước thải công nghiệp. 
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại phải được thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi  xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert  hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

10 NỘI DUNG CHUYỂN TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

NHỮNG NỘI DUNG CÓ TÍNH KẾ THỪA QUAN TRỌNG NHẤT
TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202
VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN
-----------------
    Theo quy định điều 47 trong nghị định 108/2017/NĐ -CP vừa được ban hành ngày 20/9/2017 vừa qua, một số nội dung, giấy tờ quan trọng sẽ được chuyển tiếp. Các đơn vị sản xuất phân bón nên nghiên cứu kỹ, để tiết kiệm chi phí trong việc xin công nhận, cũng như có hướng giải quyết nhanh chóng cho những thay đổi.


Điều 47. Quy định chuyển tiếp
1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.

6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.

13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.
----------------------------------

Cần tư vấn thêm về các vấn đề chuyển tiếp, hồ sơ xin chuyển tiếp, hay bất kỳ thông tin gì thêm vui lòng liên hệ: 
SĐT: 0903 541 599 - ms Hiền
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com 




Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Chứng Nhận Hợp Quy Thức Ăn Chăn Nuôi

Chứng Nhận Hợp Quy Thức Ăn Chăn Nuôi

Vietcert là đơn vị chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi được nhiều công ty và doanh nghiệp lựa chọn. Nếu bạn chưa rõ quy trình chứng nhận và hồ sơ công bố hợp quy có thể xem một số thông tin dưới đây của chúng tôi.
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi (gồm các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, thuỷ sản) các chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Trong chăn nuôi, thức ăn được coi như “nguyên liệu” cho sản xuất. Tính chất sản xuất và cung cấp thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất, đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với doanh nghiệp, chứng nhận và công bố hợp quy là thực hiện theo đúng quy định, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, từ việc chứng nhận và công bố hợp quy, doanh nghiệp có thể đạt được các hiệu quả kinh doanh sau: chứng minh với người chăn nuôi, cộng đồng nói chung rằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi sử dụng cũng như người sử dụng các sản phẩm thực phẩm được chăn nuôi bằng thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp; sản phẩm sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn, tìm được chỗ đứng trên thị trường; sức tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.
Đối với người tiêu dùng, chứng nhận hợp quy góp phần  bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn, thực phẩm an toàn.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường.
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm Vietcert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT

Phòng nghiệp vụ 1 - Chứng nhận Chất lượng Phân bón - Thuốc BVTV - Thức Ăn Chăn Nuôi
Mobi.: 0903 561 159 
Websitewww.vietcert.org
Địa chỉ:     Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, Hà Nội.
                 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng.
                 205 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh


Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Cơ quan kiểm tra và Tổ chức chứng nhận sự phù hợp


1. Cơ quan kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chănnuôi theo quy định tại Điều 8 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Tổ chức chứngnhận sự phù hợp được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là Tổ chức được chỉ định) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT).
b) Có quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định.
3. Trình tự và thủ tục chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
Tổ chức chứngnhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
c) Quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do Tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi đã có báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com



CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM ĐIỆN GIA DỤNG


-    Dụng cụ điện đun nướcnóng tức thời phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-35:2007 (IEC 60335-2-35 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh.

-     Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-21:2007 (IEC 60335-2-21:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ.

-  Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007(IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

-     Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điệngia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

-     Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

-  Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.

-     Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-3:2006 (IEC 60335-2-3 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện.

-     Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.

-     Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2004 (IEC 60335-2-9:2002, Adm.1:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò nướng, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị di động tương tự dùng cho nấu ăn.

-     Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1 :1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

-     Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-74:2005 (IEC 60335-2-74:2002) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện.

-     Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

-     Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị để chăm sóc da hoặc tóc.

Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com