ISO
22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO
22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát
để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực
phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ
chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản
xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh
nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển,
phân phối, thương mại).
Vậy điểm khác
biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm
các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ
thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa
chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối
nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu
cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này
có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất
lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng
trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui
phạm vệ sinh (SSOP).
Khi áp dụng ISO
22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP)
nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu
cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh
nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây
dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống
văn bản hỗ trợ v.v…
Đến đây bạn đã
nắm được ISO 22000 là gì rồi phải không?
Lợi
ích của ISO 22000?
10 Lợi ích của việc áp dụng hệ
thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp
thực phẩm là gì?
1.
Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.
An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.
Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.
Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.
Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.
Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực
phẩm
7.
Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.
Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.
Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.
Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10
lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét