A. Vì sao phải chứng
nhận hợp quy phân bón?
Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những
điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh
đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về
kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…
1)
Phân bón là gì? Phân bón
là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng
cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được
sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một
hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất
lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phân bón hữu cơ là loại
phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng
đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.Phân bón khác là hỗn hợp của phân
hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô
cơ và hữu cơ nêu trên.( Theo giải thích từ ngữ của NĐ
202/2013/NĐ-CP).
2) Sự cần thiết của chứng nhận hợp quy phân bón Trong bối
cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón - loại vật tư thiết yếu phục vụ
ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản
xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón
giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và
tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước. Để
tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội
cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp
phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, TT 29/2014/TT-BCT và Nghị định số
202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
3) Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bón
a) Đối với doanh nghiệp: Thông qua
hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện
về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất
lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì
liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá,
chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi
sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.Chứng nhận hợp
quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi
mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia
tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp giảm
thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường
thiệt hại cho người tiêu dùng. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp
trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự.
b) Đối với người tiêu dùng: Người tiêu
dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức
khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo
chất lượng.
c) Đối với cơ quan quản lý:Sản phẩm
phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho
các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm
tra theo quy định.
B. Quy trình thực hiện của một đơn vị sản xuất phân bón
Theo thông tin yêu cầu tư vấn từ nhiều khách hàng.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert trân trọng chia sẻ nội dung về quy trình thực hiện với hoạt động của một đơn vị sản xuất phân bón.Quy
trình thực hiện được thể hiện qua hình ảnh bên dưới
1) Công
bố tiêu chuẩn cơ sở + Thử nghiệm mẫu điển hình: Với một đơn vị hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì việc công bố tiêu chuẩn áp dụng (đối với phân bón là tiêu chuẩn cơ sở là một vấn đề bắt buộc. Đây là văn bản do chính
doanh nghiệp tự ban hành và tự chịu trách nhiệm. Tiêu chuẩn cơ sở thể được những nội dung như: Loại phân bón, tên thương mại, thành phần hàm lượng, đơn vị tính, công dụng, cách dùng và liều lượng sử dụng của mỗi loại phân bón. Ở đây còn được thể hiện được nguồn gốc phân bón.
2) Khảo nghiệm: Là hoạt động nhằm xác định loại phân bón mà đơn vị dự định sản xuất có đủ chất lượng và có hiệu lực sinh học đối với cây trồng ở Việt Nam không. Hoạt động khảo nghiệm phải thực hiện tại tổ chức được chỉ định bởi Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT).
3) Xin
cấp giấy phép sản xuất phân bón: Đơn vị muốn sản xuất phân bón phải đáp ứng được điều kiện sản xuất phân bón về địa điểm sản xuất, diện tích, quy
mô, nhân sự, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, ..... Giấy phép sản xuất sẽ được Cục hóa chất - Bộ công thương hoặc Cục trồng trọt - Bộ NN&PTNT cấp.
4) Công
bố hợp quy: Đơn vị muốn đưa sản phẩm ra thị trường cần thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy phân bón. Sau đó công bố hợp quy tại Sở công thương hoặc Sở nông nghiệp các tỉnh tùy theo
loại sản phẩm mà đơn vị sản xuất.Nếu đáp ứng tất cả những điều kiện trên đơn vị đảm bảo đưa sản phẩm ra thị trường đúng pháp luật.
Nếu cần bất cứ thông tin
nào vui lòng phản hồi qua điện thoại hoặc inbox để được hướng dẫn thêm.Rất mong sẽ cung cấp được dịch vụ đến quý đơn vị một cách tốt nhất.
Vietcert - Dịch vụ chú trọng đến chất lượng.
Vietcert - Dịch vụ chú trọng đến chất lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét